INDOCHINE PALACE

Giới thiệu

Vẻ huy hoàng của Cố đô Huế xa xưa và nét lãng mạn của nền văn hóa Đông Dương giờ đây có thể được trải nghiệm, làm sống lại, và thưởng ngoạn một lần nữa tại Indochine Palace. Khách sạn đẳng cấp quốc tế duy nhất ở Huế có thể mang đến cơ hội hiếm hoi cho khách hàng và người thưởng ngoạn khi được đắm mình trong không gian Cung Điện Đông Dương, là đỉnh cao của nét xa hoa, tinh tế, trang nhã và lòng hiếu khách mà chỉ có chủ nhân thật sự của Ngôi Nhà Quý Tộc mới có thể sắp đặt bằng tài năng bậc thầy.

Chỉ với một chuyến bay ngắn 1 giờ 10 phút từ TP HCM hay 1 giờ từ Hà Nội, và thêm 20 phút lái xe từ sân bay, Cung Điện Đông Dương Indochine Palace ở ngay trung tâm thành phố Huế, nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, gần với sông Hương và di tích lịch sử Hoàng Thành Huế.

Bao quanh Indochine Palace là những khoảng sân vườn đẹp đầy cỏ cây, thế nên rất nổi bật ở Huế và khách sạn tạo nên những tiêu chuẩn đặc sắc mới, không nơi nào ở Việt Nam có được.

Khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế dành cho khách du lịch hạng sang của cả thị trường khách du lịch và khách công tác cao cấp; với trang thiết bị hoàn hảo, phù hợp với loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng).

Câu chuyện history

Cuộc đời Hoàng Hậu Nam Phương và vị Hoàng Đế Cuối Cùng Triều Nguyễn

Câu chuyện của Indochine Palace Huế kể về Nam Phương Hoàng Hậu, phu nhân của vị Hoàng Đế Việt Nam cuối cùng. Hoàng Hậu cuối cùng của Việt Nam sinh ra trong một gia đình phong lưu bậc nhất Nam Bộ vào ngày 4 tháng 12 năm 1914, khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan, tên thánh Marie Therese. Song thân đã không ngờ rằng một ngày nào đó cô con gái rượu của mình lên ngôi Hoàng Hậu.
Năm 1926, khi Marie Therese lên 12 tuổi, cô được gởi qua Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux danh tiếng ở Paris.

Khi tốt nghiệp vào tháng 9 năm 1932, cô trở về nhà hoan hỉ tính chuyện tương lai.

Một năm sau đó, tại buổi dạ tiệc chiêu đãi ở khách sạn Palace Đà Lạt của Toàn quyền Đông Dương và quản lý khách sạn, Ông Darle, cô đã được gặp Hoàng Đế Bảo Đại. Hoàng Đế Bảo Đại đã ngây ngất trước nhan sắc và trí tuệ của Marie Therese. Ông nhanh chóng đem lòng si mê và muốn thành hôn với cô gái miền Nam xinh đẹp này. Dù vô cùng sủng ái nàng, ông biết rằng cuộc hôn nhân sẽ không được triều đình nhà Nguyễn tán thành. Ngay sau buổi tiệc, ông ướm lời với mẹ ông, Thái Hậu Hoàng Thị Cúc, về dự tính với giai nhân. Thái Hậu không muốn con trai cưới một cô gái theo Công giáo, tây học và xa rời truyền thống Việt Nam. Dù bị mẹ phản đối, lòng vị Hoàng Đế đã quyết.

Hai năm sau, vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, hai người đã làm lễ thành hôn ở kinh đô Huế. Hoàng Đế Bảo Đại lúc đó 21 tuổi và Nguyễn Hữu Thị Lan chỉ mới 19 tuổi. Ngày 24 tháng 3 năm 1934, giai nhân đã được tấn phong Chánh cung Hoàng Hậu ở điện Dưỡng Tâm, một vinh dự đặc biệt với nàng Marie Therese trẻ tuổi, giờ đây trở thành Nam Phương Hoàng Hậu (“Nam Phương” có nghĩa là hương sắc phương nam). Sau lễ cưới, Hoàng Đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu đến sống ở điện Kiến Trung trong Cấm Thành. Họ sinh hạ năm người con, hai hoàng tử và ba công chúa. Trong suốt thời kỳ trên ngai Hoàng Hậu, Nam Phương đã được biết đến như một người phụ nữ kiểu mẫu đã có những đóng góp tích cực cho triều Nguyễn và cho sự phát triển của đất nước.

Sau Cách Mạng tháng tám năm 1945, Vua Bảo Đại thoái vị. Nam Phương và các con chuyển đến cung An Định, bên dòng sông An Cựu phía nam thành phố Huế. Dù không còn là hoàng hậu của triều Nguyễn, bà vẫn có trách nhiệm đối với đất nước. Khi đất nước rơi vào cảnh chiến tranh và thông tin liên lạc trở nên khó khăn, Nam Phương Hoàng Hậu quyết định rời Việt Nam đến Paris, nơi bà đã từng du học thuở thiếu thời.

Buồn thay, bà mất nơi đất khách ngày 14 tháng 9 năm 1963, kết thúc một cuộc đời đầy thăng trầm. Năm đó bà chỉ mới 49 tuổi. Phần mộ đơn sơ của bà nằm tại nghĩa trang của làng Chabrignac nước Pháp. Hơn bốn thập kỷ sau khi bà qua đởi, những di sản của vị hoàng hậu cuối cùng vẫn còn đó. Mọi người vẫn nhớ đến nhan sắc, từ tâm và óc thông tuệ của Nam Phương, vẫn xem bà là người phụ nữ kiểu mẫu của Việt Nam.

Sứ mệnh & Tầm nhìn mission

Sứ mệnh xã hội của Khách sạn Indochine Palace là tạo lập, truyền nguồn cảm hứng và gây ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng mà ở đó nhân viên chúng tôi được sống và làm việc.

Mục tiêu

"An Indochine Touch of Luxury"

Chúng tôi tin rằng thông qua thực tiễn kinh doanh uy tín và lâu dài, chúng tôi đã động viên và nêu gương cho nhân viên, khách hàng, chủ đầu tư, nhà cung cấp, đối tác, và tất cả những người cùng cộng tác... Mục tiêu của chúng tôi là dẫn đầu ngành công nghiệp này trong lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng và các cá nhân có liên quan.